Investing.com -- Hầu hết các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn vào Mỹ đều bị áp thuế đối ứng cao. Vì cùng bị áp thuế, liệu hàng hóa của Việt Nam có thể nào vẫn rẻ hơn hàng hóa của các quốc gia cạnh tranh trực tiếp hay không?
Các quốc gia cạnh tranh trực tiếp các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ bao gồm Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia.
Bảng dưới đây cho thấy mức thuế đối ứng của các quốc gia này:
Tuy nhiên nếu chỉ so sánh về mức thuế sẽ không thực tế vì hàng hóa của mỗi nước sẽ có chi phí khác nhau dựa trên giá nhân công lao động và chi phí nguyên vật liệu. Dưới đây là bảng so sánh chung về các loại chi phí đó, lấy Việt Nam làm gốc với số điểm 100 để biết được các quốc gia khác cao hơn hay thấp hơn.
So sánh vật giá giữa các quốc gia này so với Việt Nam:
Thông thường chi phí lao động chiếm 40% giá thành, chi phí nguyên vật liệu (vật giá) chiếm 40%, còn lại là chi phí vận hành (overhead) 20%. Chi phí vận hành thường tương đương với chi phí sinh hoạt vì vậy chúng ta sẽ tính gộp vào 60%. Vậy chi phí gốc ước tính của hàng hóa Việt Nam sau khi áp thuế là:
Như vậy có thể thấy hàng hóa Việt Nam chỉ đắt hơn nhiều so với Bangladesh và Ấn Độ sau khi áp thuế. Tuy nhiên Bangladesh có bất ổn về chính trị, nên Ấn Độ có khả năng là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam.
Tuy nhiên Ấn Độ có một số thách thức mà bấy lâu nay đã ngăn cản nước này thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng thế giới dù đông dân và thu nhập bình quân thấp. Một số thách thức có thể kể đến là cơ sở hạ tầng, đường xá, cảng biển, logistics, điện, nước viễn thông, xã hội chia giai cấp khó hòa hợp trong công việc, bất ổn về chính sách, thường hay thay đổi.
Vậy nên, dù bị áp thuế, hàng hóa Việt Nam vẫn có sức cạnh tranh nhất là khi Trung Quốc bị áp một mức thuế quá khủng khiếp. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn kỳ vọng Việt Nam sẽ có thể đạt được thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ để giảm hàng rào thuế quan.