logo

Tín hiệu tích cực cho ngành sản xuất

Investing.com --  Sáng 4.9, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam với các tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 8.2024 giảm nhẹ so với mức điểm tháng 7.2024.

Báo cáo chỉ ra 3 điểm nhấn quan trọng: sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng, áp lực lạm phát đã nhẹ bớt và việc làm giảm lần đầu tiên trong 3 tháng.

Cụ thể, PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 8.2024 đạt 52,4 điểm, giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7.2024 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý III.

Theo Báo cáo của S&P Global, "Các nhà sản xuất Việt Nam tiếp tục có sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng vào thời điểm giữa quý III. Mặc dù tăng trưởng của từng chỉ số này đã chậm lại so với mức gần kỷ lục của tháng 7, nhưng tốc độ tăng vẫn là mạnh, đã kéo theo mức tăng đáng kể nhất của hoạt động mua hàng trong hơn hai năm. Tuy nhiên, điểm kém tích cực hơn là việc làm đã giảm lần đầu tiên trong ba tháng".

Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng cao. Nhu cầu khách hàng cải thiện đã khiến số lượng đơn đặt hàng mới tăng, và các công ty đã tăng sản lượng tương ứng. Mức độ ổn định tương đối của giá cả đã giúp các công ty có được các đơn đặt hàng mới. Cùng đó là sự cải thiện của nhu cầu quốc tế, đưa số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng tháng thứ 5 liên tiếp.

Dữ liệu chi phí đầu vào và giá bán hàng cũng cho thấy tình trạng giá cả ổn định tương đối. Một số nhà sản xuất báo cáo giá nguyên vật liệu tăng, nhưng tốc độ tăng giá đã chậm lại trong bối cảnh áp lực cạnh tranh. Trong khi đó, giá dầu giảm làm giảm chi phí vận tải trong một số trường hợp.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh và áp lực chi phí nhẹ bớt đã khiến các nhà sản xuất tăng mạnh hoạt động mua hàng trong tháng 8. Đáng nói là tốc độ tăng đã nhanh hơn trong bốn tháng liên tiếp và thành mức nhanh nhất kể từ tháng 5.2022.

Động thái tích cực khác là hàng hóa đầu vào đã mua thường được sử dụng trực tiếp cho sản xuất, từ đó khiến tồn kho hàng mua tiếp tục giảm. Tồn kho hàng thành phẩm cũng giảm khi tồn kho các sản phẩm đã hoàn thiện được chuyển cho khách hàng để đáp ứng yêu cầu đơn đặt hàng.

Ngược lại với hoạt động mua hàng, các nhà sản xuất đã giảm việc làm lần đầu trong 3 tháng khi xuất hiện các trường hợp thôi việc và chấm dứt hợp đồng lao động tạm thời. Lực lượng lao động giảm vào thời điểm tăng số lượng đơn đặt hàng mới khiến lượng công việc tồn đọng tiếp tục tăng trong tháng 8. 

Thời gian giao hàng của nhà cung cấp được rút ngắn tháng thứ ba liên tiếp, mặc dù mức độ rút ngắn chỉ là nhỏ khi có một số báo cáo về tình trạng chậm trễ trong khâu chuyển hàng quốc tế. Các nhà sản xuất vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới, với kỳ vọng nhu cầu khách hàng tiếp tục cải thiện và số lượng đơn đặt hàng mới tăng. 

Theo ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence đánh giá: "Sản xuất của Việt Nam có sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm lại so với mức đặc biệt cao được ghi nhận trong tháng 6 và tháng 7, nhưng mức tăng chậm lại này không đáng lo ngại".

Tuy nhiên, một vấn đề mà các công ty đang gặp phải là tình trạng giảm việc làm, và điều này đang khiến việc hoàn thành các dự án trở nên khó khăn hơn và lượng công việc chưa thực hiện cũng tăng. Kỳ vọng việc làm sẽ tăng trở lại trong những tháng tới.

"Điểm tích cực hơn cả là lạm phát, với cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra tăng yếu hơn nhiều trong tháng 8. Trên thực tế, đây được cho là một nhân tố góp phần làm số lượng đơn đặt hàng mới duy trì đà tăng. Về tổng thể, ngành sản xuất tiếp tục có nửa năm cuối tăng trưởng tốt, dù đi kèm vẫn còn nhiều việc cần giải quyết", ông Andrew Harker cho biết.

Duyệt bởiTony
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Nội dung của bài viết này chỉ đại diện cho quan điểm cá nhân của tác giả và không phản ánh lập trường chính thức của Tradingkey. Không nên coi đây là lời khuyên đầu tư. Bài viết này chỉ nhằm mục đích tham khảo, và độc giả không nên đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào chỉ dựa trên nội dung của nó. Tradingkey không chịu trách nhiệm về bất kỳ kết quả giao dịch nào do tin tưởng vào bài viết này. Hơn nữa, Tradingkey không thể đảm bảo tính chính xác của nội dung bài viết. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, nên tham khảo ý kiến của một cố vấn tài chính độc lập để hiểu rõ các rủi ro liên quan.

Bài viết đề xuất

Công ty nào đứng sau thương vụ mời Tập đoàn nhà ông Trump đầu tư tại Hưng Yên?

Investing.com -- Tập đoàn The Trump Organization thuộc sở hữu của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump vừa bày tỏ mong muốn được đầu tư khách sạn, sân golf và tổ hợp vui chơi, giải trí tại Hưng Yên.Ngà
Investing.com16 giờ trước

LPB dự chi gần 10.000 tỷ đồng mua 5% vốn FPT

Investing.com -- LPBank dự chi gần 10.000 tỷ đồng để mua 5% vốn FPT (HM:FPT). Đây là nội dung sẽ được trình tại ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 22.9 sắp tới của ngân hàng.Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Lộ
Investing.com17 giờ trước

Chủ tịch Fed giải thích thế nào về đợt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản?

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã thông báo về sự thay đổi quan trọng trong chính sách tiền tệ của Fed, với trọng tâm cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và đạt toàn dụng lao động.
TradingKey17 giờ trước

Giá vàng miếng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng, tỷ giá trung tâm tăng đáng kể

Sau khi Fed giảm 50 điểm % lãi suất, giá vàng thế giới giảm mạnh 19 USD/ounce, kéo theo giá vàng SJC trong nước giảm 200.000 đồng/lượng.
TradingKey18 giờ trước

Giá Bitcoin hôm nay: tăng lên 61.000 đô la sau khi Fed mạnh tay cắt giảm lãi suất

Investing.com-- Giá Bitcoin tăng vào thứ Năm sau khi Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất với biên độ lớn và báo hiệu sự khởi đầu của một chu kỳ nới lỏng, mặc dù đà tăng bị hạn chế bởi triển vọng ít
Investing.com18 giờ trước